Hành trình 5 năm
Ngày 1/8, tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận), Hiệp hội Tôm Bình Thuận tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Ông Phạm Ngọc Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Việt Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã báo cáo tổng kết công tác hoạt động nhiệm kỳ II (2015 - 2020).
Theo đó, đến nay Hiệp hội Tôm Bình Thuận có 35 hội viên. Hàng năm, sản lượng tôm giốngcủa Hiệp hội đạt khoảng 20 tỷ con, chiếm gần 80% sản lượng tôm giống toàn tỉnh, chiếm 20% sản lượng tôm giống của cả nước. Tôm giống Bình Thuận được tiêu thụ khắp cả nước và được người nuôi đánh giá cao về uy tín, chất lượng.
Theo ông Phạm Ngọc Đồng, trong nhiệm kỳ thứ II, bên cạnh chăm lo phát triển hội viên, Hiệp hội Tôm Bình Thuận còn nghiêm túc triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn.
Cụ thể, Hiệp hội phối hợp với Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Thủy sản, nay là Cục Thủy sản tổ chức thực hiện nhiều hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” vào năm 2016 và 2017. Sau hội nghị, vị thế và uy tín của Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã được nâng tầm, giúp được cơ quan quản lý nhà nước thấy rõ những bất cập trong quản lý sản xuất kinh doanh tôm giống.
Không những thế, Hiệp hội Tôm Bình Thuận thường xuyên cập nhật những thông tin bất cập trong quản lý sản xuất kinh doanh tôm giống. Từ đó giúp cho các cơ quan, quản lý nhà nước có những chấn chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng đã gửi nhiều văn bản kiến nghị đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước phản ánh những bất cập trong lĩnh vực làm ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ chính đáng của các hội viên. Cũng như có ý kiến thiết thực góp ý vào Đề án “Quản lý, khai thác công trình Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công (giai đoạn 1)” của Sở NN-PTNT Bình Thuận. Từ đó giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước nắm rõ tình hình của các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển ổn định sản phẩm tôm giống Bình Thuận.
Đặc biệt, để góp phần phát triển thương hiệu tôm giống, Hiệp hội đã đăng ký chứng nhận bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Tôm Bình Thuận”. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Quyết định số 38615 vào ngày 13/6/2017…
Còn trà trộn tôm giống kém chất lượng
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hiệp hội Tôm Bình Thuận còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của Hiệp hội, cũng như chưa giúp đỡ được hội viên nhiều hơn. Ngoài ra, Hiệp hội cũng chưa có đủ sức mạnh để giúp đỡ các hội viên nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ quảng bá, bao tiêu sản phẩm.
Về vấn đề này, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan bởi những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của cả ngành tôm Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, từ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, thị trường giá tôm thấp… Môi trường nước biển khu Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, nhiệt điện Vĩnh Tân cũng tác động rất lớn đến việc ô nhiễm, gây thiệt hại cho các hội viên trong quá trình sản xuất.
Nhiều cơ sở chưa chấp hành nghiêm chỉnh trong việc sản xuất tôm giống còn trà trộn những loại tôm kém chất lượng. Tôm không quản lý được nguồn gốc đưa vào sản xuất, bán ra thị trường…
Hơn nữa, từ cuối năm 2019 đến nay, bệnh vi bào tử trùng (EHP) xuất hiện không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất tôm giống, cơ sở nuôi tôm thương phẩm, mà còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành tôm.
Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu, trong đó ngành tôm của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
8 phương hướng, nhiệm vụ
Trước những tồn tại, hạn chế trên, để đưa tôm Bình Thuận phát triển theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững, trong nhiệm kỳ tới Hiệp hội Tôm Bình Thuận đưa ra 8 nhiệm vụ.
Cụ thể như xây dựng tổ chức và phát triển hội viên; cảnh báo môi trường và theo dõi chặt chẽ lịch thời vụ để phổ biến cho hội viên chủ động sản xuất, giảm thiểu rủi ro; kiểm soát giá cả thức ăn, thuốc thú y, thuỷ sản; thường xuyên họp phổ biến kỹ thuật nuôi, cách sản xuất, kinh doanh, quản lý hiệu quả để các hội viên cùng nhau phát triển; giúp đỡ các hội viên; mở rộng phạm vi hoạt động của hiệp hội; chủ động liên hệ các viện, trường... để tiếp thu học hỏi chuyển giao công nghệ cho các hội viên sản xuất tôm giống; thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin, chính sách quy hoạch tôm giống của tỉnh để phổ biến cho tất cả các hội viên.
Đặc biệt, Hiệp hội Tôm Bình Thuận sẽ bảo vệ uy tín thương hiệu cho tôm giống Bình Thuận. Bởi hiện các tỉnh khác ngoài Bình Thuận có tình trạng sản xuất kinh doanh Nauplius mà tôm bố mẹ không có nguồn gốc xuất xứ vẫn đang diễn ra phổ biến. Thậm chí, tôm giống khi xuất bán có tình trạng giả bao bì, nhãn mác, thu gom tôm giống kém chất lượng rồi đóng vào bao bì của các công ty có uy tín.
Ngoài ra, tình trạng gia hoá chọn tạo tôm bố mẹ chưa được giám sát chặt chẽ, chưa thực hiện đúng với điều kiện sinh học cho phép. Việc nghiên cứu tôm giống bố mẹ phải mất nhiều năm và rất nhiều tiền của, công sức mới thành công nhưng vẫn có đơn vị làm theo kiểu hình thức, không đúng với thực tế. Từ đó dẫn tới chất lượng tôm giống bán cho người dân không đảm bảo chất lượng, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp của hiệp hội.
“Hiện nay, tất cả những vấn đề trên không xảy ra ở Bình Thuận nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và uy tín, thương hiệu của tôm giống Bình Thuận. Vì vậy, hiệp hội xét thấy cần phải có kiến nghị tới các Bộ, ngành có liên quan để bảo vệ ngành tôm phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hội viên”, ông Phạm Ngọc Đồng bày tỏ.
Hành trình 5 năm
Ngày 1/8, tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận), Hiệp hội Tôm Bình Thuận tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Hiệp hội Tôm Bình Thuận tổ chức đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ảnh: KS.
Ông Phạm Ngọc Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Việt Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã báo cáo tổng kết công tác hoạt động nhiệm kỳ II (2015 - 2020).
Theo đó, đến nay Hiệp hội Tôm Bình Thuận có 35 hội viên. Hàng năm, sản lượng tôm giốngcủa Hiệp hội đạt khoảng 20 tỷ con, chiếm gần 80% sản lượng tôm giống toàn tỉnh, chiếm 20% sản lượng tôm giống của cả nước. Tôm giống Bình Thuận được tiêu thụ khắp cả nước và được người nuôi đánh giá cao về uy tín, chất lượng.
Theo ông Phạm Ngọc Đồng, trong nhiệm kỳ thứ II, bên cạnh chăm lo phát triển hội viên, Hiệp hội Tôm Bình Thuận còn nghiêm túc triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn.
Bình Thuận là "thủ phủ" sản xuất tôm giống. Ảnh: KS.
Cụ thể, Hiệp hội phối hợp với Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Thủy sản, nay là Cục Thủy sản tổ chức thực hiện nhiều hội nghị “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” vào năm 2016 và 2017. Sau hội nghị, vị thế và uy tín của Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã được nâng tầm, giúp được cơ quan quản lý nhà nước thấy rõ những bất cập trong quản lý sản xuất kinh doanh tôm giống.
Không những thế, Hiệp hội Tôm Bình Thuận thường xuyên cập nhật những thông tin bất cập trong quản lý sản xuất kinh doanh tôm giống. Từ đó giúp cho các cơ quan, quản lý nhà nước có những chấn chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng đã gửi nhiều văn bản kiến nghị đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước phản ánh những bất cập trong lĩnh vực làm ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ chính đáng của các hội viên. Cũng như có ý kiến thiết thực góp ý vào Đề án “Quản lý, khai thác công trình Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Chí Công (giai đoạn 1)” của Sở NN-PTNT Bình Thuận. Từ đó giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước nắm rõ tình hình của các doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển ổn định sản phẩm tôm giống Bình Thuận.
Đặc biệt, để góp phần phát triển thương hiệu tôm giống, Hiệp hội đã đăng ký chứng nhận bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể “Tôm Bình Thuận”. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Quyết định số 38615 vào ngày 13/6/2017…
Còn trà trộn tôm giống kém chất lượng
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hiệp hội Tôm Bình Thuận còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của Hiệp hội, cũng như chưa giúp đỡ được hội viên nhiều hơn. Ngoài ra, Hiệp hội cũng chưa có đủ sức mạnh để giúp đỡ các hội viên nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ quảng bá, bao tiêu sản phẩm.
Tôm giống Bình Thuận được người nuôi ưa chuộng. Ảnh: KS.
Về vấn đề này, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan bởi những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của cả ngành tôm Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, từ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, thị trường giá tôm thấp… Môi trường nước biển khu Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, nhiệt điện Vĩnh Tân cũng tác động rất lớn đến việc ô nhiễm, gây thiệt hại cho các hội viên trong quá trình sản xuất.
Nhiều cơ sở chưa chấp hành nghiêm chỉnh trong việc sản xuất tôm giống còn trà trộn những loại tôm kém chất lượng. Tôm không quản lý được nguồn gốc đưa vào sản xuất, bán ra thị trường…
Hơn nữa, từ cuối năm 2019 đến nay, bệnh vi bào tử trùng (EHP) xuất hiện không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất tôm giống, cơ sở nuôi tôm thương phẩm, mà còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành tôm.
Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu, trong đó ngành tôm của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
8 phương hướng, nhiệm vụ
Trước những tồn tại, hạn chế trên, để đưa tôm Bình Thuận phát triển theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững, trong nhiệm kỳ tới Hiệp hội Tôm Bình Thuận đưa ra 8 nhiệm vụ.
Bình Thuận sẽ kiến nghị cơ quan chức năng biện pháp xử lý những bất cập, gian dối trong sản xuất kinh doanh tôm giống. Ảnh: KS.
Cụ thể như xây dựng tổ chức và phát triển hội viên; cảnh báo môi trường và theo dõi chặt chẽ lịch thời vụ để phổ biến cho hội viên chủ động sản xuất, giảm thiểu rủi ro; kiểm soát giá cả thức ăn, thuốc thú y, thuỷ sản; thường xuyên họp phổ biến kỹ thuật nuôi, cách sản xuất, kinh doanh, quản lý hiệu quả để các hội viên cùng nhau phát triển; giúp đỡ các hội viên; mở rộng phạm vi hoạt động của hiệp hội; chủ động liên hệ các viện, trường... để tiếp thu học hỏi chuyển giao công nghệ cho các hội viên sản xuất tôm giống; thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin, chính sách quy hoạch tôm giống của tỉnh để phổ biến cho tất cả các hội viên.
Đặc biệt, Hiệp hội Tôm Bình Thuận sẽ bảo vệ uy tín thương hiệu cho tôm giống Bình Thuận. Bởi hiện các tỉnh khác ngoài Bình Thuận có tình trạng sản xuất kinh doanh Nauplius mà tôm bố mẹ không có nguồn gốc xuất xứ vẫn đang diễn ra phổ biến. Thậm chí, tôm giống khi xuất bán có tình trạng giả bao bì, nhãn mác, thu gom tôm giống kém chất lượng rồi đóng vào bao bì của các công ty có uy tín.
Ngoài ra, tình trạng gia hoá chọn tạo tôm bố mẹ chưa được giám sát chặt chẽ, chưa thực hiện đúng với điều kiện sinh học cho phép. Việc nghiên cứu tôm giống bố mẹ phải mất nhiều năm và rất nhiều tiền của, công sức mới thành công nhưng vẫn có đơn vị làm theo kiểu hình thức, không đúng với thực tế. Từ đó dẫn tới chất lượng tôm giống bán cho người dân không đảm bảo chất lượng, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp của hiệp hội.
“Hiện nay, tất cả những vấn đề trên không xảy ra ở Bình Thuận nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và uy tín, thương hiệu của tôm giống Bình Thuận. Vì vậy, hiệp hội xét thấy cần phải có kiến nghị tới các Bộ, ngành có liên quan để bảo vệ ngành tôm phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hội viên”, ông Phạm Ngọc Đồng bày tỏ.